Top 12 vật liệu cách nhiệt phổ biến nhất hiện nay

Vật liệu cách nhiệt là vật liệu có tác dụng ngăn cản hoặc làm giảm quá trình truyền nhiệt giữa hai môi trường có nhiệt độ chênh lệch. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, công nghiệp, vận tải,… Có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt khác nhau, mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các loại vật liệu cách nhiệt phổ biến hiện nay để xem vật liệu cách nhiệt nào tốt nhất nhé!

Các loại vật liệu cách nhiệt phổ biến hiện nay

1. Cao su lưu hóa

Cao su lưu hóa là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực cách âm, cách nhiệt và chống rung nhờ những đặc tính ưu việt. Vật liệu cách nhiệt này thông thường sẽ có màu đen, có cấu trúc ô kín (closed cell) với kết cấu là những lỗ tổ ong nằm liền kề và liên kết với nhau. Nhờ đó mà nó có khả năng chống đọng sương hiệu quả cho hệ thống đường ống nóng lạnh và chống cháy lan an toàn.

Về bản chất, cao su lưu hóa là là cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp, được xử lý qua quá trình lưu hóa. Quá trình này chuyển từ cao su từ trạng thái mạch thẳng sang mạng lưới cấu trúc 3 chiều vững chắc. Nhờ đó giúp cao su tăng cường các đặc tính như độ bền, độ đàn hồi, khả năng chịu nhiệt. Vật liệu này cũng có tiêu chuẩn sạch cao và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Bởi nó không tạo ra các hạt bụi/sợi bông trong quá trình sử dụng.

Cao su lưu hóa

Cao su lưu hóa với cấu trúc ô kín giúp cách nhiệt và ngăn đọng sương hiệu quả

2. Bọt xốp Polyolefin (PE)

Bọt xốp Polyolefin (PE) là vật liệu cách nhiệt có cấu tạo gốc Polyethylene được thổi bọt thành dạng xốp. Bọt xốp Polyolefin có cấu trúc ô kín dạng tổ ong với các ô khí li ti. Chính vì thế mà nó bền bỉ, đàn hồi tốt, nhờ đó có khả năng ngăn chặn sự truyền nhiệt và cách nhiệt hiệu quả. 

Thông thường, người ta sẽ dán bên ngoài bề mặt bọt xốp một lớp màng nhôm. Lớp này có khả năng chống oxy hóa, có tính chất phản xạ nhiệt. Nhờ đó nó giúp giảm thiểu sự truyền nhiệt thông qua vật liệu, tăng hiệu suất cách nhiệt. Thông thường vật liệu này được sử dụng trong việc cách nhiệt cho các tòa nhà, hệ thống cung cấp nhiệt, hoặc trong sản xuất các thiết bị cách nhiệt.

Xốp cách nhiệt K-Flex K-Protect

Xốp cách nhiệt PE có màng nhôm

3. Aerogel

Aerogel còn được gọi là “khói rắn” hoặc “khói đóng băng”. Đây là một loại vật liệu siêu nhẹ với 90% thể tích là không khí và có độ dẫn nhiệt thấp, nhờ đó giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt vô cùng hiệu quả. Aerogel cũng có khả năng chống cháy, chống thấm dầu và nước. 

Aerogel là một vật liệu tiềm năng với nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như: làm vật liệu cách nhiệt độ cao cho các đường ống nóng, cách nhiệt đường ống lạnh, đường ống dẫn hóa chất, cách âm cho công trình đòi hỏi tiêu chuẩn cách âm cao, làm vật liệu chống cháy, ứng dụng trong ngành công nghiệp dầu khí,… Tuy có chi phí sản xuất khá cao nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Aerogel hứa hẹn sẽ đóng góp to lớn vào sự phát triển của đời sống con người.

 

Vật liệu siêu nhẹ Aerogel

Aerogel là vật liệu cách nhiệt siêu nhẹ

4. Sợi thủy tinh (Glasswool)

Sợi thủy tinh hay còn gọi là Glasswool, là một loại vật liệu cách nhiệt và cách âm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Kết cấu của nó là những sợi thủy tinh rất mỏng được xếp liền kề, tạo thành một kết cấu xốp có khả năng cách âm, cách nhiệt. Ngoài ra, một ưu điểm của sợi thủy tinh là không cháy, không bắt lửa.

Mặc dù Glasswool có nhiều ứng dụng hữu ích, nhưng cần phải được sử dụng cẩn thận vì các sợi thủy tinh nhỏ có thể gây kích ứng da và đường hô hấp nếu tiếp xúc trực tiếp. Đối với việc sử dụng và xử lý vật liệu này cần tuân thủ các biện pháp an toàn và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sợi thủy tinh (Glasswool)

Sợi thủy tinh cách nhiệt tốt nhưng cần lưu ý khi sử dụng để không bị kích ứng da

Xem thêm: Sợi thủy tinh có độc không? Có nên sử dụng VLXD có bông sợi thủy tinh không?

5. Bông Polyester

Bông Polyester cách nhiệt là một loại vật liệu cách nhiệt được làm từ sợi polyester, một loại nhựa tổng hợp. Đây là một vật liệu phổ biến trong các ứng dụng cách nhiệt và cách âm do tính linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu suất cách nhiệt tốt. Bông Polyester thường được sản xuất dưới dạng cuộn, tấm hoặc tấm cách nhiệt có thể dễ dàng cắt và lắp đặt trong các không gian khác nhau, từ tường đến trần và sàn nhà.

Nhược điểm của Bông Polyester là có thể mất đi tính đàn hồi sau thời gian sử dụng, đặc biệt là khi nó được đặt ở vị trí có áp lực hoặc trọng lượng từ các vật liệu khác. Ngoài ra, so với một số vật liệu khác thì bông Polyester có độ bền và tuổi thọ không cao. Điều này có thể dẫn đến việc cần phải thay thế hoặc bảo trì nhanh chóng sau một thời gian sử dụng.

Bông Polyester

Bông Polyester được làm từ sợi polyester tổng hợp

6. Bông khoáng (Rockwool)

Bông khoáng còn được gọi là Rockwool. Nó được sản xuất từ các khoáng chất tự nhiên như bazalt hoặc đá vôi. Rockwool được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và công nghiệp, dùng để cách âm cho tường, trần, và sàn. Đồng thời cũng được dùng để cách nhiệt cho hệ thống cung cấp nhiệt, ống dẫn, và các thiết bị khác. Vật liệu cách nhiệt này có thể chịu được nhiệt độ cao và có khả năng chống cháy tốt.

Tuy nhiên, sợi khoáng trong Rockwool có thể gây kích ứng cho da và đường hô hấp nếu tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, Rockwool được làm từ vật liệu nhân tạo, không phải là vật liệu tự nhiên. Vì thế khi thải ra môi trường, nó sẽ không tan rã hoặc phân hủy sinh học, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Bông khoáng (Rockwool)

Rockwool cách nhiệt cho vách ngăn/tường nhà

7. Bọt Polyurethane (PU foam)

Bọt Polyurethane (PU) là một loại vật liệu cách nhiệt và cách âm được tạo ra từ polyurethane, một loại polymer tổng hợp. Bọt xốp PU có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, chịu được áp lực và biến dạng, độ bền cao và khả năng chống cháy. Nó có thể được ứng dụng để cách nhiệt cho tường, trần, và sàn, cũng như trong việc cách âm cho các hệ thống cung cấp nhiệt, điều hòa không khí, và ống dẫn.

Tuy nhiên, việc thi công PU foam đòi hỏi hệ thống máy móc, thiết bị chuyên dụng và hiện đại, dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu cao. Ngoài ra, chi phí nhân công cho thợ thi công cũng có trình độ cao cũng cao hơn so với các loại vật liệu khác. Bởi khi thi công sai kỹ thuật có thể dẫn đến hiện tượng bong tróc, sụt lún, ảnh hưởng đến hiệu quả cách nhiệt và thẩm mỹ của công trình.

Bọt Polyurethane (PU foam)

Thổi bọt xốp PU cách nhiệt

8. Xốp cách nhiệt XPS (Polystyrene)

Xốp XPS (Extruded Polystyrene) là vật liệu cách nhiệt cao cấp được sản xuất từ hạt nhựa Polystyrene nung nóng và ép thành tấm. XPS có kết cấu phân tử khép kín, tạo ra một vật liệu có khả năng cách nhiệt lạnh và cách âm hiệu quả. Ngòai ra, xốp XPS cũng có khả năng chịu nước và chống ẩm tốt, hạn chế sự xâm nhập của nước, vi khuẩn và nấm mốc.

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm, xốp XPS vẫn có một hạn chế đáng kể là khả năng chống cháy thấp. Vật liệu này dễ bắt lửa và cháy lan nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa. Do đó, xốp XPS không phù hợp để sử dụng trong những khu vực có nguy cơ hỏa hoạn cao.

Xốp cách nhiệt XPS (Polystyrene)

Tấm xốp cách nhiệt XPS có khả năng chống ẩm tốt

9. Giấy bạc

Giấy bạc được biết đến là một vật liệu cách nhiệt khá phổ biến và được nhiều người biết đến. Trên thực tế, giấy bạc là một lớp nhôm mỏng, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong số đó, ứng dụng phổ biến nhất là để bọc cách nhiệt cho ống dẫn, trần nhà, vách tường, mái nhà,…

Giấy bạc có khả năng phản xạ nhiệt tốt, có thể giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào trong nhà hoặc ngược lại. Ngoài ra, giấy bạc còn có đặc tính chống thấm nước và chống ẩm, giúp bảo vệ các bề mặt khỏi bị hư hỏng do độ ẩm cao. Tuy nhiên, với lớp giấy bạc mỏng thì hiệu quả cách nhiệt khá thấp so với các vật liệu chuyên dụng kể trên. Khả năng chống dẫn nhiệt của giấy bạc chủ yếu dựa vào phản xạ nhiệt, do đó hiệu quả sẽ giảm đi đáng kể khi có luồng khí lưu thông qua.

Giấy bạc

Giấy bạc khá phổ biến và được nhiều người biết đến

10. Bông gốm (Ceramic)

Bông gốm (Ceramic) là một loại vật liệu cách nhiệt được sản xuất từ các sợi gốm chịu nhiệt. Các sợi gốm tạo thành từ quá trình nung chảy gốm được sắp xếp lại thành các lớp, tạo ra một cấu trúc xốp với khả năng cách nhiệt tốt.

Bông gốm thường được sử dụng trong cách nhiệt cho các ứng dụng chịu nhiệt cao, như lò nung, lò sưởi và các thiết bị công nghiệp khác. Nó cũng có thể được sử dụng trong các ứng dụng cách âm trong xây dựng hoặc trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có thể có một số hạn chế như tính thẩm mỹ không cao, khi thi công cần kết hợp với các vật liệu che phủ khác. Bông gốm Ceramic có thể gây ngứa khi tiếp xúc trực tiếp, do đó cần sử dụng trang bị bảo hộ khi thi công.

Bông gốm (Ceramic)

Bông gốm cách nhiệt cách nhiệt cho các ứng dụng chịu nhiệt cao

11. Cellulose

Cellulose là vật liệu cách nhiệt được làm từ giấy báo tái chế, bìa các tông và các sản phẩm giấy khác. Nó được nghiền thành bột mịn, sau đó được xử lý bằng các chất phụ gia để chống cháy, chống nấm mốc và chống côn trùng. Cellulose có khả năng cách nhiệt tốt và thường được sử dụng để cách âm và cách nhiệt trong các ứng dụng xây dựng như cách âm trần nhà hoặc cách nhiệt tường. 

Tuy nhiên, việc thi công cellulose cách nhiệt khó khăn hơn so với các loại vật liệu cách nhiệt khác. Cellulose thường được thổi vào khoang tường hoặc gác mái, và việc này đòi hỏi thợ thi công có tay nghề cao. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với bụi báo hoặc các chất phụ gia khác được sử dụng trong cách nhiệt cellulose.

Cellulose

Vật liệu Cellulose được tái chế từ giấy

12. Túi khí cách nhiệt

Túi khí cách nhiệt là vật liệu cách nhiệt được cấu tạo từ lớp màng nhôm nguyên chất và lớp nhựa tổng hợp polyethylene chứa các túi khí li ti. Lớp màng nhôm giúp tăng khả năng phản xạ nhiệt bức xạ, ngăn cản hiệu quả sự truyền nhiệt qua vách tường, mái nhà,… 

Các túi khí cách nhiệt này thường có trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công và vận chuyển. Nó thường được sử dụng chủ yếu để chống nóng cho mái tôn. Tuy nhiên khả năng chống nóng của túi khí cách nhiệt chỉ ở mức trung bình.

Túi khí cách nhiệt

Túi khí cách nhiệt với các túi khi li ti

Bảng so sánh chi tiết các loại vật liệu cách nhiệt

Vật liệu Ưu điểm Nhược điểm Thân thiện môi trường
Cao su lưu hóa – Chống đọng sương hiệu quả.

– Chống cháy lan tốt.

– An toàn cho sức khỏe.

– Giá thành cao. Cao
Bọt xốp Polyolefin – Bền bỉ, đàn hồi tốt.

– Giá thành rẻ.

Aerogel – Cách nhiệt cao.

– Chống cháy tốt.

– Chống thấm.

– Giá thành rất cao.
Sợi thủy tinh – Cách nhiệt tốt.

– Giá thành rẻ.

– Gây kích ứng da và đường hô hấp.

– Không thân thiện môi trường.

Thấp
Bông Polyester – Dễ sử dụng.

– Cách nhiệt tốt.

– Giá thành rẻ.

– Mất đi tính đàn hồi sau thời gian sử dụng.

– Độ bền thấp.

TB
Bông khoáng – Cách nhiệt tốt.

– Chống cháy tốt.

– Gây kích ứng da và đường hô hấp.

– Không thân thiện môi trường.

TB
Bọt Polyurethane – Cách nhiệt và cách âm tốt.

– Chịu áp lực cao.

– Chi phí thi công cao.

– Yêu cầu kỹ thuật cao.

TB
Xốp XPS – Cách nhiệt tốt.

– Chống nước.

– Giá thành rẻ.

– Dễ bắt lửa. TB
Giấy bạc – Giá thành rẻ.

– Dễ thi công.

– Chống thấm nước.

– Hiệu quả cách nhiệt thấp. TB
Bông gốm – Chịu nhiệt cao.

– Cách nhiệt tốt.

– Tính thẩm mỹ thấp.

– Gây ngứa khi tiếp xúc.

TB
Cellulose – Cách nhiệt tốt.

– Thân thiện môi trường.

– Khó thi công.

– Có thể gây dị ứng.

Cao
Túi khí cách nhiệt – Trọng lượng nhẹ.

– Dễ thi công.

– Khả năng chống nóng TB. TB

Lưu ý: Bảng so sánh chỉ mang tính chất tham khảo. Hiệu quả thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sử dụng và độ dày lớp cách nhiệt. Việc thi công cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Lựa chọn vật liệu cách nhiệt nào phù hợp? Vật liệu nào cách nhiệt tốt nhất

Trên đây là 12 vật liệu cách nhiệt phổ biến hiện nay mà Toàn Cầu muốn giới thiệu đến cho các bạn. Vậy vật liệu cách nhiệt tốt nhất là vật liệu nào? Trên thực tế, để lựa chọn vật liệu cách nhiệt nào phù hợp, bạn nên quan tâm và giải quyết các vấn đề như: 

  • Mục đích sử dụng: Bạn cần cách nhiệt cho mái nhà, tường nhà, sàn nhà, hệ thống các đường ống nóng lạnh hay thiết bị nào?
  • Ngân sách: Bạn có thể chi trả bao nhiêu cho vật liệu cách nhiệt?
  • Hiệu quả cách nhiệt: Bạn cần mức độ cách nhiệt nào?
  • Điều kiện môi trường: Khí hậu ở khu vực bạn sinh sống như thế nào?
  • Yêu cầu về an toàn: Bạn có cần vật liệu cách nhiệt chống cháy không?
  • Tính thân thiện môi trường: Bạn có quan tâm đến việc sử dụng vật liệu cách nhiệt thân thiện với môi trường hay không?

Trả lời được các câu hỏi trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được sản phẩm cách nhiệt phù hợp cho công trình của mình. Và nếu bạn cần vật liệu cách nhiệt lạnh, vật liệu cách nhiệt nóng (dùng trong các hệ thống đường ống nóng lạnh), 3 loại vật liệu cách nhiệt: cao su lưu hóa, bọt xốp polyolefin và aerogel chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.  

Bảo ôn đường ống Chiller

Cách nhiệt cao su lưu hóa cho hệ thống đường ống

Đơn vị cung cấp cách nhiệt uy tín hàng đầu Việt Nam

Công ty TNHH VLXD Toàn Cầu – TCBM tự hào là đơn vị các giải pháp cách nhiệt tiên tiến, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi hiện đang phân phối độc quyền tại Việt Nam cách nhiệt K-Flexcách nhiệt Armacell làm từ các vật liệu cách nhiệt chất lượng:

  • Cao su lưu hóa: Vật liệu cách nhiệt hiệu quả, bền bỉ, có khả năng chống đọng sương, cách nhiệt và chống cháy lan tốt, thích hợp cho nhiều hạng mục công trình như nhà xưởng, kho lạnh, đường ống nóng lạnh,… Các sản phẩm bao gồm cách nhiệt K-Flex ST; cách nhiệt M-Flex; cách nhiệt ArmaFlex Class 0, Class 1.
  • Xốp PE: Vật liệu cách nhiệt có bọc lớp màng nhôm bên ngoài với khả năng cách nhiệt hiệu quả – K-Flex K-Protect.
  • Aerogel: Gồm cách nhiệt ArmaGel DTArmaGel DT, làm từ Vật liệu cách nhiệt Aerogel, có khả năng cách nhiệt vượt trội, sử dụng cho các công trình đòi hỏi yêu cầu cao về hiệu quả cách nhiệt.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo ôn/cách nhiệt, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất, đáp ứng mọi nhu cầu cách nhiệt cho công trình xây dựng. Liên hệ với Toàn Cầu thông qua hotline 0911 771 551 để được tư vấn và báo giá chi tiết các sản phẩm cách nhiệt kể trên nhé!

logo-tcbm
Công ty TNHH VLXD Toàn Cầu - TCBM

Đơn vị dẫn đầu về nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam các dòng vật liệu xây dựng cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Liên hệ hotline 0911771551 để được tư vấn và báo giá chi tiết các sản phẩm của chúng tôi.

0911 771 551