Tìm hiểu về sơn nước gốc dầu và tác dụng của nó

Sơn nước gốc dầu đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về sơn gốc nước khác với “sơn nước gốc dầu là gì?” và sự khác nhau giữa sơn gốc nước và gốc dầu là gì nhé!

Sơn nước gốc dầu là gì?

Trước khi đi trả lời cho câu hỏi “sơn nước gốc dầu là gì?”, chúng ta cần đi khám phá về cấu tạo của loại sơn này. Cấu tạo thông thường của sơn nước sẽ bao gồm: chất tạo màng (chất kết dính), bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Và trong đó yếu tố dung môi chính là cơ sở để bạn phân biệt được sơn gốc nước và gốc dầu.

Ưu điểm của dòng sơn nước gốc dầu

Ưu điểm

Dưới đây là một số những ưu điểm vượt trội của dòng sơn này:

  • Màng sơn cứng, ít bị trầy xước, dễ dàng lau, không bị bám bẩn nên có thể bảo vệ tốt cho công trình. 
  • Khi dùng dầu hỏa làm dung môi thì dòng sơn nước gốc dầu này có khả năng kháng nước rất cao, khả năng chống thấm nước tốt. Nhờ thế bảo vệ được công trình khỏi những hiện tượng ẩm mốc phát sinh. 
  • Khả năng bám dính tốt ở trên bề mặt bả mastic (đặc biệt là khi dùng cùng dòng sơn lót gốc dầu). Sơn này có khả năng thấm hút tốt đối với lớp phấn ở trên bề mặt thi công. Chính vì thế, sơn nước gốc dầu hiện nay thường được dùng để xử lý cho những công trình đang có hiện tượng bị phấn hóa.
  • Quá trình thi công dễ thực hiện hơn so với những hệ sơn dung môi khác. Điển hình như dòng sơn gốc nước, để có được lớp màng sơn bền vững, đều màu thì thợ thi công cần phải đảm bảo nhiều tiêu chí về: độ ẩm, thời gian thi công, thời gian khô bề mặt,… Còn với hệ sơn nước cần sử dụng: bột trét tường, sơn lót, sơn phủ thật chuyên nghiệp và cẩn thận khi thi công.

Thi công sơn chống cháy

Nhược điểm 

  • Mặc dù dòng sơn này dễ thi công, nhưng môi trường thi công lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của thợ thi công. Do phải thi công trong điều kiện nhiệt độ cao, kín gió, dùng dầu hỏa làm dung môi nên có mùi hôi, khó chịu… và dễ xảy ra cháy nổ.  
  • Sơn nước gốc dầu chứa nhiều độc tố và mùi hơn so với dòng sơn gốc nước.
  • Các dụng cụ thi công như cọ, rolo thường sẽ bị xơ cứng khi nhúng vào sơn này. Do đó, bạn sẽ phải mất nhiều chi phí hơn để mua dụng cụ, dung môi.
  • Khả năng kháng kiềm kém hơn so với dòng sơn gốc nước. Bởi vậy mà, khi thi công ở điều kiện bề mặt tường hoặc ở môi trường khí hậu có nồng độ pH cao thì màng sơn này sẽ nhanh chóng bị phá hủy.
  • Thời gian để màng sơn đạt được trạng thái có tính cơ lý cao nhất khá lâu. Ví dụ như sơn thường sẽ khô sau 24h. Nhưng khi chạm vào bề mặt vẫn thấy mềm và dễ bị bong tróc. Và sau khoảng 7 ngày thì màng sơn mới trở nên cứng và bám chắc bề mặt.

Sự vượt trội về tính năng của các dòng sơn gốc nước thế hệ mới

Dòng sơn gốc dầu đã từng rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sau năm 1950, sơn gốc nước đã có sự soán ngôi ngoạn mục. Sự phát triển thần tốc của dòng sơn gốc nước là rất dễ hiểu. 

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ và kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất sơn nước từ sau năm 1950, cùng với yêu cầu ngày càng cao về tính năng, thẩm mỹ và an toàn cho sức khỏe từ phía khách hàng, đã khiến cho các loại sơn gốc nước có khả năng đáp ứng tốt hơn nhiều. Do đó, việc sơn gốc nước trở nên phổ biến chỉ là vấn đề thời gian.

Tóm tắt về sơn gốc nước và sơn gốc dầu

Sơn gốc dầu

  • Sơn gốc dầu là sơn loại nước gốc dầu. Nếu tiếp xúc với sơn này trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thành phần bay hơi là các chất phát tán mùi nhiều và nặng hơn so với các dòng sơn thường. Nên khi thi công các loại sơn nước gốc dầu sẽ gây cảm giác khó thở, khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến phổi của con người.
  • Dễ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà sau khi sơn. Các loại sơn nước dạng gốc dầu bạn sẽ phải mất khoảng 7 ngày để màng sơn được cứng và ổn định. Trong khi đó sơn thường chỉ mất khoảng 24h để khô. Chính vì vậy bạn phải đảm bảo sẽ không có bất cứ tác động nào vào màng sơn trong một tuần.
  • Khả năng kháng kiềm thường kém hơn so với những dòng sơn gốc nước thường.

Sơn gốc nước

  • Sơn gốc nước thường có hàm lượng chất bay hơi thấp, ít tạo mùi, thân thiện với môi trường và an toàn với người người sử dụng lẫn trong thi công.
  • Sơn tự khô nhanh trong môi trường nhiệt độ bình thường. Bạn không phải sấy hay sử dụng dung môi khác để thúc đẩy cho sơn khô nhanh hơn. 
  • Màng sơn sẽ được hình thành bằng cách bay hơi thay thế cho dung môi. Do đó, sẽ giảm được mùi hôi khó chịu, giảm nguy cơ cháy. Từ đó cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu chi phí bảo hiểm cơ bản.

Tại Toàn Cầu cũng phân phối độc quyền dòng Sơn chống cháy Flamebar BW11. Đây là loại sơn chống cháy gốc nước, chuyên biệt sử dụng cho ống gió. Sản phẩm giúp tăng khả năng chịu lửa từ 2-4h cho ống gió ở các khu vực cầu thang thoát hiểm, hầm xe ô tô, hành lang hay ống hút khói nhà bếp. Dòng sơn Flamebar BW11 được nằm trong danh mục FM Approved.

Sơn chống cháy và phụ kiện

Ưu điểm của dòng sơn chống cháy gốc nước Flamebar BW11

Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của dòng sơn chống cháy Flamebar BW11:

  • Thi công ngay trên bề mặt của ống gió (bề mặt ống gió phải sạch).
  • Có thể thi công cho bất kỳ hình dạng ống gió nào.
  • Chỉ 1 lớp duy nhất với độ dày từ 0.7 – 1 mm, tiết kiệm không gian trần.
  • Không pha trộn thêm dung môi hay bất cứ dung môi nào khác.
  • Thời gian khô nhanh (do sơn gốc nước) chỉ sau 24h, so với sơn gốc dầu phải 7 ngày để sơn khô hoàn toàn.
  • Sơn chịu lửa Flamebar BW11 là loại duy nhất có khả năng chống cháy cho cả ngoài và trong đường ống gió đối với dòng sơn chịu lửa cho ống gió tại thị trường Việt nam ở thời điểm hiện tại.
  • Sơn chống cháy có thể thi công bằng: cọ, béc phun, ưu tiên dùng béc phun để giảm thiểu được thời gian thi công.

Sơn các mối nối ống gió

Toàn Cầu hiện đang là đơn vị phân phối độc quyền dòng sơn chống cháy Flamebar BW11 tại thị trường Việt Nam. Nếu bạn quan tâm và có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về dòng sản phẩm này, hãy liên hệ với Toàn Cầu qua Hotline: 0911 711 551.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911 771 551