Sơn chống cháy trương phồng cho kết cấu thép và ống gió

Bài viết sau đây sẽ phần nào đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ứng dụng của sơn trương phồng cho kết cấu thép và sơn chống cháy cho hệ thống ống gió.

A. Sơn chống cháy trương phồng cho kết cấu thép

Thép trong kết cấu thép trong các tòa nhà, các công trình khi tiếp xúc với nhiệt thường bị giảm tính cơ học, giảm tính mềm dẻo, độ bền, kết cấu tinh thể của nó. Nhiệt độ tới hạn đối với kết cấu thép thông thường khoảng 500°C, vì vậy khi xảy ra hỏa hoạn những công trình có kết cấu thép sẽ bị thiệt hại vô cùng nặng nề. Hiện nay có rất nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy cho những công trình kết cấu thép, sơn chống cháy là một trong những giải pháp đó. Vậy sơn chống cháy hoạt động như thế nào?

sơn chống cháy

Hình 1.1: Sơn trương phồng cho kết cấu thép khi tiếp xúc với lửa

Một số khái niệm về sự phồng nở – nguyên lý bảo vệ của sơn chống cháy cho kết cấu thép:

1. Sơn chống cháy trương phồng là gì?

Thành phần chính của sơn chống cháy cho kết cấu thép bao gồm:

  • Tác nhân tạo axit: là loại hợp chất có chứa photpho tỷ lệ cao và bị phân hủy dưới tác dụng của nhiệt để tạo ra axit polyphotphoric.
  • Tác nhân cacbon hóa: là một hợp chất hóa học khi phản ứng với lớp axit polyphotphoric ở trên sẽ tạo thành một lượng lớn cacbon. Loại than dạng bột này sẽ tạo thành một lớp cách ly không bắt cháy.
  • Tác nhân tạo khí: khi phân hủy sẽ tạo ra một lượng lớn khí.
  • Chất tạo màng: là chất kết dính, liên kết chất phụ gia, tác nhân chống cháy tạo lớp phủ. Dưới tác dụng của nhiệt và lửa, chất tạo màng sẽ chảy ra và cho phép phản ứng phồng nở xảy ra ở trong pha lỏng.
  • Chất phụ gia được thêm vào sơn chống cháy để tăng thêm tính hiệu quả và tính ổn định của lớp bọt than cách ly.

2. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy trương phồng

  • Chất xúc tác phản ứng ở nhiệt độ bắt đầu 150°C, tạo ra Acid Phosphoric.
  • Các chất tạo khí được tạo ra ở nhiệt độ > 300°C, sinh ra các chất khí không bắt lửa, tạo ra lớp bọt dạng tổ ong, tác dụng cách nhiệt cao.
  • Ở nhiệt độ > 500°C, một số chất có trong sơn kết hợp với nhau tạo thành một chất giống như gốm.
  • Ở nhiệt độ cao hơn quá trình carbon hóa xảy ra, tạo thành một lớp cách ly với bề mặt làm giảm nhiệt độ.
  • Quá trình mềm ra của các lớp kết dính, tạo ra lớp vỏ giãn nở gấp 80 lần xảy ra trên bề mặt sơn. Khí CO₂ tạo ra được giữ lại không bị thoát ra ngoài.
  • Khi gặp nhiệt, ba thành phần chính của sơn chống cháy là tác nhân tạo axit, tác nhân cacbon hóa, tác nhân tạo khí sẽ phản ứng với nhau hình thành những chuỗi cacbon xốp, có thể bảo vệ chất nền phía dưới. Vì vậy, Sơn chống cháy dạng trương phồng sẽ được ứng dụng tốt nếu sử dụng đúng cho hệ thống kết cấu thép khi tiếp xúc với lửa từ bên ngoài. Tuy nhiên, đối với hệ thống ống gió hút khói (hệ thống hút khói hầm ô tô, hệ thống hút khói bếp….), thì còn xảy ra hiện tượng lửa cháy mang khối khí nóng vào bên trong lòng ống dẫn (vì ống gió rỗng bên trong), khi đó sơn trương phồng sẽ phồng ra dẫn đến lớp tole ống gió sẽ không còn được bảo vệ bởi lớp sơn chống cháy. Vì vậy, sơn trương phồng chống cháy không còn thực hiện được đúng chức năng làm việc của nó, làm cho hệ thống ống gió mềm ra và đổ sập xuống gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.

                                                   sơn chống cháy                       sơn chống cháy      

                                                    a. Bề mặt bề ngoài ống gió                              b. Bề mặt bên trong ống gió

                                            Hình 1.2: Sơn trương phồng cho ống gió khi tiếp xúc với lửa không đảm bảo tính toàn vẹn

B. Sơn chống cháy cho ống gió – Sơn chống cháy Flamebar BW11

Đối với giới hạn chịu lửa của hệ thống ống gió chống cháy phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 6944 và BS476 Part 24 với yêu cầu nhiệt độ chịu được lên đến hơn 1100°C trong 4h cháy đáp ứng được 3 tiêu chí ổn định, toàn vẹn và cách nhiệt.

Sơn chống cháy Flamebar BW11 là sơn chuyên dụng cho hệ thống ống gió chống cháy, không xảy ra hiện tượng trương phồng khi gặp nhiệt độ cao, với thành phần là hạt khoáng gốc nước có độ bám dính tốt nên Sơn chống cháy Flamebar BW11 có thể được phun trực tiếp lên bề mặt ống gió thép mạ kẽm.

Ống gió chống cháy Flamebar BW11 có giới hạn chịu lửa lên đến 1133°C khi lửa tiếp xúc bên ngoài lẫn bên trong ống gió do lớp sơn bám chặt trên bề mặt tole giúp gia cố và bảo vệ lớp tole. Ngoài ra, ống gió Flamebar BW11 được thử nghiệm và đáp ứng được yêu cầu lên đến 4h theo tiêu chuẩn BS476 Part 24 và ISO 6944. Về mức độ chịu lực, ống gió Flamebar BW11 đáp ứng theo tiêu chuẩn BS 5669 và cũng đã trải qua thử nghiệm các tác động chịu lực theo tiêu chuẩn BS EN 1128.

                                                sơn chống cháy           sơn chống cháy

                                                   a. Bề mặt bề ngoài ống gió                          b. Bề mặt bên trong ống gió

                                            Hình 2: Sơn chống cháy Flamebar BW11 khi tiếp xúc với lửa đảm bảo tính toàn vẹn

Vui lòng liên hệ đến Hotline: 0911 771 551 – Email: toancau@tcbm.vn để được tư vấn thêm về về các sản phẩm sơn chống cháy cho ống gió được nhập khẩu và phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam của Toàn Cầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911 771 551